Phòng tắm có mùi hôi, kiểm tra ngay 4 nơi này

27/03/2024 09:56

Các nhà vệ sinh hiện đại thường được cấu thành từ nhiều thiết bị, phụ kiện. Mỗi thứ đều có những chức năng riêng, tuy nhiên có một điểm chung liên kết giữa chúng đó là khả năng sinh mùi trong quá trình sử dụng.

Bồn cầu có mùi hôi

Về vấn đề mùi hôi của nhà vệ sinh, bồn cầu là đối tượng đầu tiên bị "nghi ngờ", không chỉ bản thân bồn cầu mà đôi khi các lỗ thoát nước thải có thể bịt kín kém, từ đó sẽ bốc ra mùi đặc biệt.

Thông thường khi lắp bồn cầu xuống lỗ thoát thải sẽ phải lắp thêm 1 gioăng cao su. Nếu thợ lắp đặt không lắp gioăng này hoặc lắp bị lệch thì đều làm cho bồn cầu sẽ bốc mùi nồng nặc.

Ngoài ra, một số bồn cầu kém chất lượng, khi nung đã bị rạn nứt nhẹ. Nhưng người bán cố tình tram lại vết nứt để bán cho khách. Sử dụng 1 thời gian, các vết nứt này sẽ bị to ra, thấm nước và gây mùi. Những loại bồn cầu kém chất lượng cũng ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của người sử dụng.

Phòng tắm có mùi hôi, kiểm tra ngay 4 nơi này

Ảnh minh họa. Ống thoát sàn có mùi hôi

Đối với những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, về cơ bản bạn phải tắm hàng ngày nên nước thường chảy vào cống thoát sàn, nước bên trong sẽ không bay hơi nên luôn có thể đóng vai trò bịt kín và cách ly.

Sở dĩ một thời gian sử dụng mới bị mùi là vì khi đó đường ống nhà vệ sinh đã tích tụ chất bẩn, chất thải và tạo ra mùi cũng như khí hơi bên trong.

Phòng tắm có mùi hôi, kiểm tra ngay 4 nơi này

Ảnh minh họa.

Khí hơi nồng nặc sẽ tạo thành áp lực đẩy ngược lại mùi vào trong gian vệ sinh và cả gian nhà của bạn. Càng dùng lâu, khí hơi sẽ càng mạnh, mùi hôi sẽ càng nồng nặc. Những mùi này không những gây khó chịu rất nhiều mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Bể phốt bị đầy

Hầu hết các hộ gia đình hiện nay đều lắp đặt bồn cầu tự hoại, tuy nhiên, tình trạng bể phốt bị đầy không phải do không phân hủy mà là vẫn còn một lượng bùn cặn tích tụ lại. Sau thời gian dài lượng cặn bã tích tụ này sẽ đầy hố, làm khí hôi xuất hiện trong nhà tắm, thậm chí ảnh hưởng tới cả không gian các phòng trong nhà.

Do đó, để không bị đầy bể phốt, cần tiến hành hút bể phốt khoảng 2-3 năm/ lần.

Chậu rửa có mùi hôi

Về lâu dài, các đường ống nước trong bể xả thực chất sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám trên thành ống tạo ra mùi hôi. Nếu có khe hở giữa đường ống nước và sàn nhà bị rò rỉ thì mùi hôi sẽ “chảy” qua khe hở đó.

Phòng tắm có mùi hôi, kiểm tra ngay 4 nơi này

Ảnh minh họa.

Vì vậy, chúng ta cũng cần kiểm tra bộ phận thoát nước ở bồn rửa.

Cách giải quyết mùi hôi nhà vệ sinh

Dọn sạch sẽ tất cả các ngóc ngách

Thông bể phốt thường xuyên

Đều đặn dùng bột thông cống để giữ cho đường ống không bị tắc. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ khiến cho những vi khuẩn có lợi cho việc phân giải chết hết.

Khi không sử dụng bồn cầu cần đậy nắp lại

Trồng cây tại cửa sổ nhà vệ sinh (nếu có) để thông thoáng và làm tươi mới không gian

Sử dụng sáp hương, bột cafe, tinh dầu sả...

-> Giấy vệ sinh trắng hay vàng tốt hơn?T. Linh

Nguồn giadinhonline.vn

Phòng tắm có mùi hôi, kiểm tra ngay 4 nơi này - Đời Sống