Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động

09/08/2021 14:29
Ngày 8-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng..

 Ngày 8-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng..

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động

Công nhân làm việc tại Công ty TNHH in Đỉnh Cao, huyện Bến Lức, Long An. Các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất ở Long An hầu hết đều phải giảm nhân lực, một số công ty còn phải bố trí lại máy móc, sắp xếp lại các dây chuyền sản xuất để đảm bảo đủ giãn cách giữa công nhân khi họ đang làm việc - Ảnh: AN LONG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành nghề đã nêu ra nhiều giải pháp, sáng kiến với kỳ vọng góp phần giúp các DN vượt qua khó khăn của đại dịch, tận dụng cơ hội để phát triển kinh tế.

* Ông Đào Trọng Khoa(phó chủ tịch Hiệp hội DN logistics VN - VLA):

Hàng hóa xuấtnhập khẩu cũng cần "luồng xanh"

Chính phủ cần tháo gỡ toàn bộ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất nhập khẩu. Các quy định về hàng hóa được vận chuyển lưu thông cần được áp dụng thống nhất trong cả nước, ưu tiên "luồng xanh" cho vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc nguyên liệu không đến kịp nhà máy gây đứt gãy sản xuất.

Đặc biệt, cần ưu tiên tiêm phòng vắc xin cho lao động trực tiếp làm dịch vụ logistics tại cảng biển, cảng hàng không, kho bãi, xếp dỡ hàng đảm bảo hoạt động logistics được liên tục trong các chuỗi cung ứng hàng hóa.

Nhằm giảm khó khăn cho DN trong bối cảnh dịch kéo dài, chúng tôi cũng đề nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics nói chung, như thu phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM từ 1-10...

* Ông Vũ Đức Giang(chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN):

Giảm tối đa thuế phí

Dệt may là ngành tạo ra nhiều việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, chúng tôi mong muốn Chính phủ, bộ ngành địa phương tập trung nguồn vắc xin tiêm cho người lao động. Với những địa bàn đã qua 14 - 24 ngày không có ca nhiễm mới cần cho DN được mở cửa hoạt động, kêu gọi người lao động vào làm việc, tạo sự tin tưởng cho các nhãn hàng, DN tự chịu trách nhiệm áp dụng mô hình sản xuất.

Ngoài ra, cần thống nhất phương pháp kiểm tra hàng hóa sản xuất, xuất khẩu, nguyên phụ liệu, đặc biệt là các sản phẩm dệt may có các thành phần in, thêu cần có sự thống nhất trên toàn quốc khi kiểm tra. Để đạt được mục tiêu kép, trong 4 tháng cuối năm, Chính phủ và các bộ ngành cần chung tay hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho DN.

Trong đó, ngành thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội giảm tối đa thuế, phí, ngân hàng không nên hạ mức tín nhiệm của DN mà cần giãn thời gian trả nợ đến hết năm 2021 - 2022, giảm lãi suất...

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động

Để duy trì sản xuất “3 tại chỗ” mà không lọt mầm bệnh vào nhà máy, doanh nghiệp thường xuyên đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe cho công nhân của Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình tại Bình Dương - Ảnh: B.SƠN

* Ông Hong Sun(chủ tịch Hiệp hội DNHàn Quốc tại VN):

Đừng để đứt gãy chuỗi cung ứng

Hoạt động sản xuất của các DN FDI đều nằm trong chuỗi giá trị. Không chỉ tập đoàn lớn mà là công ty phụ trợ, có thể chỉ là công ty nhỏ với số công nhân không nhiều nhưng nếu một nhà máy dừng lại sẽ ảnh hưởng đến toàn chuỗi giá trị của tập đoàn lớn như Samsung, LG... làm ảnh hưởng xuất khẩu nói chung.

Đã có những tập đoàn lớn bị mất thị phần trên toàn cầu do bị tác động, gián đoạn chuỗicung ứng tại VN.

Theo tôi, sản xuất công nghiệp vẫn đang phát triển, nên cần ưu tiên chăm lo phát triển các ngành sản xuất. Do đó, Chính phủ cần có cơ chế để ưu tiên vắc xin cho cộng đồng DN nước ngoài để duy trì chuỗi sản xuất ổn định.

Chúng ta xác định phải sống chung với COVID-19, nên chỉ có tiêm vắc xin mới giải quyết được vấn đề. Chúng tôi cũng đã tham gia Quỹ vắc xin của Chính phủ, đây là quỹ rất có ý nghĩa nên cần phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước trong điềuphối vắc xin.* Bà Đỗ Thị Thúy Hương(ủy viên BCH Hiệp hộiĐiện tử VN):Doanh nghiệp muốntự tổ chức sản xuấtan toàn

Sức chịu đựng của các DN đã tới hạn, người lao động cũng bỏ việc do khó khăn nên DN bị mất đi lực lượng lao động có tay nghề, rất khó để khôi phục. Theo tôi, giải pháp căn cơ là tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động nhanh nhất, sớm nhất có thể nhằm có thể trở lại làm việc.

Ngoài ra, cần cho phép DN chủ động tổ chức sản xuất an toàn trên cơ sở đăng ký với chính quyền, thay vì áp đặt cứng nhắc mô hình "3 tại chỗ" hay "2 điểm đến 1 cung đường". Có thể cho DN tự tổ chức test COVID-19 mỗi tuần/lần cho lao động và báo cáo với cấp thẩm quyền, thay vì phải đưa lên trung tâm y tế vì nguy cơ rất cao, tăng áp lực lên lực lượng y tế.

Chúng tôi cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế, chính quyền địa phương thống nhất về quy trình hướng dẫn y tế về phòng dịch với DN đảm bảo khi phát hiện ca F0 có thể kịp thời tách ra khỏi phân xưởng, DN, đảm bảo duy trì sản xuất.

Dù sự chỉ đạo của Chính phủ là rất nhất quán và kịp thời, nhưng việc thực hiện còn bất cập nên cần phải có đường dây nóng để xử lý, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về lưu thông, sản xuất. DN sợ nhất là quy định của phường, xã, không biết kêu ai nên việc có đường dây nóng xử lý vướng mắc là cần thiết.

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động

Công ty TNHH quốc tế Fleming (KCN Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn duy trì hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” - Ảnh: QUỲNH NHI

* Ông Nguyễn Chánh Phương (phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM):

Nghiên cứu mô hình"3 xanh"

Chúng tôi vừa khảo sát 209 DN ngành gỗ, chủ yếu ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, kết quả đến ngày 7-8 chỉ 49% DN đang duy trì hoạt động theo phương án "3 tại chỗ". Trong đó, chỉ 28.628 người lao động (52%) đang sản xuất trong DN "3 tại chỗ" và có 26 DN (12%) đã có ca F0 hoặc nghi nhiễm.

Tuy nhiên, "3 tại chỗ" chỉ phù hợp với những DN có quy mô nhân sự vừa phải, diện tích lớn, có tiềm lực... Đây cũng chỉ là biện pháp ngắn hạn, dài hạn vẫn cần có những giải pháp bền vững và an toàn hơn.

Chẳng hạn, có DN tại TP.HCM đề xuất mô hình "3 xanh", trong đó có các tiêu chí như người lao động phải được chích vắc xin (xanh về con người), nơi cư trú, làm việc an toàn (vùng xanh) và con đường xanh (tương tự "1 cung đường 2 điểm đến").

Nếu đẩy nhanh tiêm vắc xin, tình hình kiểm soát dịch tốt hơn, hoàn toàn có thể sàng lọc để áp dụng mô hình này và theo dõi, giám sát y tế người lao động bằng công nghệ, nhận diện bằng QR code. Có như vậy mới giúp DN sớm sản xuất đồng loạt trở lại.

* Ông Phạm Văn Việt(phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM):

Nếu đủ 2 mũi vắc xin, không cần "3 tại chỗ"

Tâm lý của người lao động bị ảnh hưởng do thời gian ở lại nhà xưởng quá dài trong khi bên ngoài dịch bệnh vẫn phức tạp, người nhà vẫn bị phong tỏa, cách ly... dẫn đến năng suất lao động thấp dù DN đã bằng mọi cách để giúp công nhân giải trí, trấn an. Với những DN sử dụng nhiều nhân công như dệt may, việc thêm diện tích lưu trú dài ngày bắt đầu quá tải, DNkhó xoay xở.Chỉ có 10% DN dệt may duy trì "3 tại chỗ", song chỉ có thể duy trì 30 - 45 ngày, nếu lâu hơn sẽ khó bởi tính hiệu quả không cao. Do đó, cần tính toán mô hình sản xuất mới. Theo đó, DN sẽ chủ động chịu trách nhiệm về phòng ngừa dịch bệnh và phối hợp xử lý khi có F0.Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng mô hình này là người lao động phải được chích 2 mũi vắc xin.Do đó, cần khẩn trương tiêm vắc xin, DN nào đã đạt được 2 mũi có thể áp dụng cho công nhân đi và về với những tiêu chí phòng dịch, thay vìphải "3 tại chỗ".

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động

Hàng trăm công nhân Công ty TNHH Việt Thắng Jean (TP Thủ Đức) đang áp dụng ăn uống, lưu trú và sản xuất tại chỗ - Ảnh: VĂN HIỀN

* Ông Nguyễn Văn Bé(chủ tịch Hiệp hội Các DNkhu công nghiệp TP.HCM):

Xây dựng bệnh việndã chiến ở KCN - KCX

Đến đầu tháng 8, gần 50% các DN của 17 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX - KCN) trên địa bàn đăng ký thực hiện "3 tại chỗ" với hơn 56.000 công nhân, chiếm 20% trên tổng số công nhân. Riêng Khu công nghệ cao TP.HCM có gần 90% DN đăng ký, với hơn 10.000 người lao động, chuyên gia đang làm việc.

Dù gặp nhiều khó khăn, các DN vẫn quyết tâm duy trì sản xuất, áp dụng "3 tại chỗ" bởi nếu đóng cửa nhà máy sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, như đứt gãy chuỗi cung ứng, mất đơn hàng, mất thương hiệu và hàng chục ngàn công nhân lâm vào cảnh mất việc... Do đó, cần kịp thời tiêm vắc xin cho công nhân tại những DN "3 tại chỗ".

Ngoài ra, cần cho phép xây dựng các bệnh viện dã chiến ở các KCX - KCN bởi các DN có nhà xưởng sẽ sẵn sàng xây dựng.

Cơ quan y tế cũng cần tạo điều kiện, hỗ trợ về nghiệp vụ, kỹ thuật để DN chủ động xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR theo quy trình giám sát sức khỏe nhân viên tại chỗ.

* Ông Trương Đình Hòe (tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN):

Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ mua vắc xin

Ngành thủy sản có đặc thù là liên quan đến hệ thống nuôi trồng và khai thác với tổng số lao động khoảng 4 triệu người. Nếu nhà máy tạm ngưng sản xuất, người nuôi trồng sẽ ảnh hưởng rất lớn. Trong khi đó, việc sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến" chỉ là các giải pháp tạm thời.

Thực tế cho thấy chỉ có 30% DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo "3 tại chỗ", số còn lại phải ngừng sản xuất dẫn đến hệ lụy như vỡ nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp... Ngay cả với các DN "3 tại chỗ" cũng chỉ huy động 30-50% số lao động, công suất sản xuất giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Do đó, vấn đề quan trọng vẫn là tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động.

Từ tháng 5-2021, chúng tôi đã kiến nghị cho DN ngành chế biến xuất khẩu thủy sản được hỗ trợ mua 500.000 liều vắc xin để tiêm cho người lao động ngành thủy sản. Chỉ có tiêm vắc xin cho người lao động, DN mới giữ được thị trường xuất khẩu. Bởi DN tạm ngưng sản xuất một ngày có thể mất cơ hội một vài tháng, thậm chí không thể giữ được đối tác.

* Ông Nguyễn Anh Tuấn (trưởng BCĐ phòng chống dịch Công ty CP đầu tư Thái Bình):

Sớm 1 ngày giúp thêm nhiều tỉ đồng

Việc triển khai "3 tại chỗ" gặp nhiều khó khăn trong thực tế, không chỉ ở khâu sàng lọc để không cho mầm bệnh vào nhà máy, mà còn ở việc tổ chức sinh hoạt cho hàng trăm, hàng ngàn công nhân trong cùng một không gian và trong một thời gian dài.

Ngay cả phòng tắm cho công nhân tưởng là việc rất nhỏ nhưng không nhỏ khi tổ chức "3 tại chỗ". Bởi một DN có cả ngàn công nhân cần tới hàng chục nhà tắm, nhà vệ sinh, trong khi việc mua sắm thiết bị trong bối cảnh dịch bệnh rất khó khăn, DN không thể nào chuẩn bị kịp trong ít ngày.

Với hàng chục ngàn công nhân, chúng tôi đã chủ động xây dựng phương án cho người lao động ở lại nhà máy từ trước khi có chủ trương "3 tại chỗ". Việc cơ quan chức năng ưu tiên, giúp DN thông qua các giải pháp như tiêm vắc xin, hỗ trợ không đứt gãy chuỗi sản xuất là rất quan trọng, không chỉ góp phần chống dịch mà còn là để phát triển kinh tế của cả nước.

Chẳng hạn tại khu vực phía Nam, với hàng loạt nhà máy lớn, chỉ cần giúp các DN sản xuất sớm hơn, ổn định thêm 1 ngày là sẽ giúp tạo ra rất nhiều tỉ đồng đóng góp cho đất nước.

* Ông Nguyễn Công Đoàn (tổng giám đốc Công ty TNHH Daikan Việt Nam, KCN Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai):Người lao động lo khi chưa được tiêm vắc xin

Hơn một tháng thực hiện "3 tại chỗ", tình hình ăn ở của người lao động tại công ty cơ bản được đảm bảo, hoạt động sản xuất có giảm công suất nhưng vẫn ổn định. Khó khăn chủ yếu ở khâu xét nghiệm cho người lao động.

Theo quy định, mỗi tuần phải test cho nhân viên. Tuy nhiên, đơn vị xét nghiệm quá tải nên bị chậm trễ, trong khi đây có thể là nguồn lây từ bên ngoài nên cũng không khỏi lo lắng.

Trong thực tế có xảy ra tình trạng người lao động không muốn ở lại mà đòi về, nhưng công ty phải làm tư tưởng rất nhiều để người lao động an tâm. Ngoài tiền chu cấp sinh hoạt phí, công ty còn tổ chức các trò chơi tập thể, thưởng đột xuất nhằm giúp người lao động có tinh thần thoải mái, quên đi lo lắng và mong muốn về nhà. Với việc thực hiện "3 tại chỗ", chi phí đội lên nhiều nhưng nếu dừng lại sẽ mất khách hàng nên phải chấp nhận để duy trì sản xuất.

B.SƠN - A LỘC ghi

Một số doanh nghiệp Đồng Nai muốn chấm dứt ‘3 tại chỗ’, công nhân đòi về nơi cư trú

TTO - Sau khoảng 1 tháng thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, một số doanh nghiệp tại Đồng Nai đề nghị chấm dứt phương án trên, người lao động cũng yêu cầu chấm dứt lưu trú tại doanh nghiệp về nơi cư trú.

NGỌC AN - NGỌC HIỂN - LÊ THANH

Nguồn tuoitre.vn

Doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị Thủ tướng: Ưu tiên vắc xin cho người lao động - Đời Sống